Tìm hiểu chi tiết về chiếc máy trộn bê tông kiểu trục đứng.

Hiện nay, tại Việt Nam loại máy trộn bê tông đang được sử dụng nhiều nhất là máy trộn bê tông cưỡng bức kiểu trục đứng . Để biết rõ thông tin chi tiết về chiếc máy trộn bê tông kiểu trục đứng này, mời bạn tham khảo thêm bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về chiếc máy trộn bê tông kiểu trục đứng.

- Là dòng máy trộn có cối trộn đặt theo chiều dọc, trục trộn đặt đứng gắn ở trung tâm cối trộn, đảo trộn vật liệu dựa vào guồng quay của trục và cánh trộn.

2. Máy trộn bê tông kiểu trục đứng được chia như sau.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, máy trộn cưỡng bức trục đứng được phân loại thành các loại khác nhau. Cụ thể:
- Dựa vào hệ truyền động
  • Máy trộn cưỡng bức hệ cầu trộn ô tô: là dòng máy trộn quay trục trộn dựa vào cầu trộn ô tô. Cầu trộn bền, khỏe, ít hao mòn giúp trộn khỏe, nhanh.
  • Máy trộn cưỡng bức hệ bánh răng ăn khớp: là dòng máy trộn quay trục trộn dựa vào hai bánh răng ăn khớp đồng tốc. Bánh răng thép dày dặn, chắc chắn nhưng hao mòn nhanh hơn và khả năng làm việc yếu hơn cầu trộn.
- Dựa vào nguồn động lực
  • Máy trộn cưỡng bức chạy dầu: máy trộn chạy dầu sử dụng động cơ đầu nổ diesel để truyền động lực làm quay trục trộn cùng cánh trộn.
  • Máy trộn cưỡng bức chạy điện: máy trộn chạy điện sử dụng động cơ điện 1 pha hoặc 3 pha để truyền động lực làm quay trục trộn.
- Dựa vào dung tích trộn

  • Máy trộn cưỡng bức mini: là máy trộn có khả năng trộn từ 1 bao/mẻ đổ xuống, thường có các dung tích trộn là 250l, 350l, 450l, 500l.
  • Máy trộn cưỡng bức cỡ lớn: là máy trộn có dung tích trộn lớn, từ 1,5m3 đến 4 khối.
- Dựa vào tính cơ động
  • Máy trộn cưỡng bức cố định: là dòng máy trộn không có khả năng di chuyển cự ly xa, thường được đặt cố định hoặc kéo đẩy đi cự ly gần nhờ có trang bị thêm bánh xe.
  • Máy trộn cưỡng bức tự hành: còn có thể gọi là xe trộn bê tông tự chế, bởi máy có khả năng di chuyển xa với tốc độ nhanh tầm 30-40km/h, phục vụ cho việc vận chuyển bê tông đi xa, phù hợp với làm đường nông thôn.

==> Xem thêm: máy trộn bê tông 9 bao 2 cấu phanh hơi lốc kê an toàn mà bạn nên lựa chọn

3. Đặc điểm máy trộn cưỡng bức trục đứng

- Cơ chế trộn cưỡng bức, dựa vào các cánh trộn làm từ thép đặc, dày, chắc chắn để đảo trộn mạnh mẽ, tốc độ vòng quay nhanh giúp trộn nhanh, đều.
- Dung tích trộn đa dạng, máy trộn đứng có dung tích trộn từ nhỏ đến lớn, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Trộn được cả vữa, bê tông dẻo và bê tông đặc
- Năng suất trộn cao hơn máy trộn quả lê, quả trám nhưng thấp hơn máy trộn cưỡng bức trục ngang.
- Xả liệu không nhanh, triệt để như máy trộn quả lê, bởi vì, thùng trộn dạng cố định, không có khả năng lật đổ, mà phải xả liệu qua cửa xả ở đáy thùng.

4. Cấu tạo máy trộn cưỡng bức kiểu trục đứng

Máy trộn bê tông đứng cưỡng bức có nhiều loại nhưng cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
1. Thùng trộn hay còn gọi cối trộn.
 2. Trục trộn.
3. cánh trộn.
4. Cầu trộn hoặc bánh răng ăn khớp.
 5. Động cơ.
 6. Hộp giảm tốc.
 7. Bộ truyền đai.
8. Bánh xe.
Bên cạnh những bộ phận chính để tạo ra máy trộn cưỡng bức kiểu trục đứng, thì máy trộn cưỡng bức trục đứng còn được trang bị thêm một số bộ phận khấc để đáp ứng cho nhu cầu di chuyển đường dài.
 Những bộ phận đó bao gồm:
1. Thùng trộn  2. Cánh trộn  3. Trục trộn  4. Cầu di chuyển  5. Cầu trộn  6. Động cơ  7,8. Hộ số trộn, hộp số di chuyển  9. Vô lăng  10. Bánh xe

5. Nguyên lý hoạt động của máy trộn cưỡng bức trục đứng

Máy trộn cưỡng bức kiểu trục đứng làm việc theo nguyên lý sau:
- Nạp liệu: thủ công hoặc sử dụng máy xúc để xúc phối liệu theo định lượng định sẵn vào thùng trộn. Thứ tự cấp liệu theo đúng trình tự nước, cát, xi, đá.
Lưu ý: Không cấp vật liệu quá đầu lốc phần trục trộn để tránh gây hỏng vòng bi
- Trộn bê tông: động cơ hoạt động, truyền động lực đến hộp số qua bộ truyền đai. Hộp số làm nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay, rồi truyền động lực đến hệ truyền động là cầu trộn hoặc cặp bánh răng đồng tốc để làm quay trục trộn. Trục trộn quay kéo theo các cánh trộn gắn trên đó quay. Các cánh trộn quay giúp đảo trộn phối liệu xung quanh.
Đặc biệt với máy trộn tự hành, khi trộn bạn cần đóng hộp số trộn từ từ từ số 1 đến số 2 để tránh hỏng hóc. Thêm nữa, trong quá trình trộn, nếu gặp tình trạng kẹt đá do kích thước đá không đạt chuẩn, bạn có thể khắc phục bằng cách vào số đảo chiều để đảo chiều quay trục trộn lại.
- Xả liệu: Sau khoảng 6-8 phút, mẻ trộn hoàn thành, bạn mở cửa xả để vữa bê tông chảy ra ngoài theo máng xả.

==> Xem thêm: những chiếc máy trộn bê tông Việt Nam dung tích 350 lít đang được ưa chuộng nhất hiện nay

6. Nên làm gì để tránh việc gây ra hỏng hóc trong máy trộn bê tông.

Để giảm thiểu việc hỏng hóc trong máy trộn bê tông, bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra máy, trong trường hợp phát hiện lỗi nhỏ cần nhanh chóng khăc phục ngay, không nên chủ quan mà bỏ qua các lỗi nhỏ rồi dẫn đến các hư hại lớn, gây ra mất an toàn cho người vận hàng máy, và cũng như ảnh hướng đến chất lượng của bê tông.
- Sau mỗi lần trộn bê tông xong, bạn cần vệ sinh máy sạch sẽ, nên cho nước vào thùng trộn và quay với tốc độ 14-18 vòng/ phút, trong thời gian từ 5-10 phút, nhằm loại bỏ hết vết bẩn.
Tránh để nước bắn trực tiếp vào cần điều khiển.

- Nếu lỗi máy quá lớn, bạn cần liên hệ với bộ phận kỹ thuật nhờ họ giúp đõ hoặc trực tiếp sửa chữa.
Hy vọng những thông tin về chiếc máy trộn bê tông trục đứng mà chúng tôi vừa gửi đến bạn, sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc hiểu rõ hơn về chiếc máy trộn cưỡng bức trục đứng và lựa chọn được cho mình chiếc máy trộn bê tông phù hợp với bạn nhất.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn sửa máy trộn bê tông khi máy bị lỗi.

Nhìn khái quát về trạm trộng bê tông nhựa nóng.